top of page

Giáo dục cảm xúc cho trẻ em - Dạy gì - Học gì

Mời bạn hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới, là một chia sẻ ngắn gọn từ thầy Thành Minh Nguyễn, Thạc sỹ Tâm Lý Học Giáo Dục và Phát triển, sáng lập Tâm lý học tích cực tại Việt Nam.


Hồi mình tham gia Workshop Giáo Dục Tích Cực của Viện GDTC (Institute of Positive Education) tổ chức bên Singapore, tới phần chia sẻ về Social Emotional Learning (GDCX), mình là một trong số những người đứng lên chia sẻ ở team. Trainer hỏi mình "Khi dạy GDCX các bạn đã dạy trẻ những gì? Hãy chia sẻ để chúng ta cùng học hỏi". Mình trả lời ngắn gọn rằng "Trong chương trình, tôi yêu cầu giáo viên thảo luận với trẻ theo mô hình 3W-1H"


- Chữ W1: Cảm xúc hiện tại bên trong con là gì? Để trả lời được câu hỏi này trẻ ở trường của chúng mình đã được học về các loại cảm xúc khác nhau trước đó theo lý thuyết Bánh xe cảm xúc (Emotion Wheel).


- Chữ H: Con đang cảm thấy như thế nào? Câu hỏi này phải được (khuyến khích) trả lời về Physical sensations (Cảm giác cơ thể/ vật lý). Bởi đứa trẻ khi nhận diện được cảm xúc của mình là gì rồi, nó cần liên kết với những biểu hiện cụ thể trên cơ thể mình, đây là điều rất cần thiết để trẻ thiết lập mối quan hệ giữa Tâm trí và Cơ thể.


- Chữ W2: Câu chuyện của con là gì? hay Tại sao con có cảm xúc này? Trẻ và Giáo viên/Cha mẹ đều cần phải biết về nguyên nhân đã dẫn tới ảm xúc này của đứa trẻ. "Con buồn vì hôm qua trời Mưa không được đi chơi công viên" hay "Con tức giận vì bạn lấy bút chì của mình" "Con thấy vui vì được bạn ôm 1 cái"......


- Chữ W3: Vậy con có thể làm gì đây? Cần phải dạy cho trẻ biết rằng "Cảm xúc chỉ là 1 trạng thái, nó không phải là 1 đặc điểm (trait) cố định", và chúng ta có thể hành động để vượt qua nó (cảm xúc khó chịu) hoặc tiếp tục duy trì nó (Cảm xúc dễ chịu). Đây chính là chìa khoá để bạn dạy trẻ 1 kỹ năng vô cùng quan trọng đó là: Resilience skill (Kỹ năng phục hồi - vượt qua nghịch cảnh).



Trong cuốn sách The Whole-Brain Child tác giả có đưa ra 1 chiến lược để nói chuyện/ dạy trẻ cách ứng xử với những tình huống cảm xúc được gọi là mô hình SIFT viết tắt của các chữ cái:

* S: Sensations: Cảm giác (những gì mà trẻ cảm nhận được), hiện tượng của cơ thể về nhịp tim, nhiệt độ da, chuyển động các cơ cứng mềm....

* I: Imagination: Hình ảnh gì hiện ra trong tâm trí trẻ

* F: Feelings: Cảm xúc lúc này của trẻ là gì? 1 trong 8 cảm xúc chính hay 24 cảm xúc phụ theo lý thuyết Bánh xe cảm xúc.

* T: Thought: Suy nghĩ: Ý tưởng gì hiện ra trong tâm trí của em?


Dựa trên những gợi ý này, mình đã thiết kế ra chiến lược dạy GDCX cho chương trình SEL của HEARY từ năm 2019 có tên là 2E2BT bao gồm:


* E1 = Events: Những sự kiện nào xảy ra với em trước trạng thái cảm xúc này?

* B1 = Body Sensations: Những cảm giác cơ thể của em như thế nào? Em quan sát thấy gì về nhịp tim (nhanh, chậm, mạnh, yếu); nhiệt độ da (Nóng, lạnh); Chuyển động cơ (Cứng, mềm); Biểu hiện khuôn mặt (Mắt, miệng, hơi thở ra sao)....

* E2 = Emotion: Cảm xúc của em là gì? Dựa trên những biểu hiện cơ thể và sự kiện bên trên. Em gọi tên cảm xúc đó ra.

* T = Thought: Suy nghĩ: Khi có cảm xúc này, ý tưởng gì hiện ra trong đầu em? (Ví dụ: Em tức giận vì bạn lấy đồ của em, em nghĩ ngay tới việc đánh bạn để giành lại đồ)

* B2 = Behavior: Hành vi: Em đã hành động như thế nào ở trong tình huống đó?


Nếu sau này có tình huống đó lặp lại thì em sẽ làm gì?

Chúc các các bạn áp dụng thành công!!!


(Nguyễn Minh Thành).


* Bắt đầu tìm hiểu Giáo dục tích cực với khoá học https://www.heary.edu.vn/giao-duc-dua-tren-diem-manh

396 views
bottom of page