top of page

Kỷ luật tích cực là gì?

🏵 Lợi ích của Kỷ luật tích cực?

🔘 Các nguyên tắc của kỷ luật tích cực cũng như nhiều công cụ kỷ luật tích cực có hiệu quả và đã được chứng minh có thể giúp bạn nuôi dạy những đứa trẻ kiên cường và có năng lực.



🔘 Kỷ luật tích cực thúc đẩy sự hợp tác, gắn kết gia đình và đối xử giữa các thành viên trong gia đình với sự tôn trọng lẫn nhau.

🔘 Trẻ em được đối xử theo kỷ luật tích cực có nhiều khả năng phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc.


🔘 Mô hình kỷ luật tích cực đem đến cho trẻ sự giúp đỡ, quan tâm chăm sóc, có trách nhiệm và hợp tác.


🔘 Kỷ luật tích cực cũng khuyến khích các gia đình tập trung vào giải quyết vấn đề và đưa ra các thỏa thuận nhằm thúc đẩy tư duy phản biện, sự sáng tạo và trách nhiệm.


🔘 Kỷ luật tích cực không dựa vào phần thưởng và hình phạt mà thay vào đó sử dụng sức mạnh của việc lắng nghe tích cực, xây dựng mối quan hệ và thấu hiểu trẻ thông qua sự đồng cảm và công nhận để thúc đẩy các hành vi tích cực.


🏵 Kỷ luật tích cực là gì?

🔘 Phương pháp kỷ luật tích cực dựa trên công trình nghiên cứu rất phổ biến của Jane Nelsen, D.Ed. và nó bắt nguồn từ các tác phẩm của các nhà tâm lý học Alfred Alder và Rudolf Dreikus. Ariadne Brill, người sáng lập "Positive Parenting Connection", là thành viên của Hiệp hội Kỷ luật Tích cực (Positive Discipline Association), và được chứng nhận là Nhà giáo dục nuôi dạy con theo phương pháp kỷ luật tích cực (Positive Discipline Parenting Educator).


🔘 Sau đây là 5 tiêu chí mô tả cho Kỷ luật Tích cực (theo Jane Nelsen):

1⃣ Tử tế và Kiên định: Hướng dẫn trẻ với sự tôn trọng và khuyến khích ngay cả khi hành vi sai trái xảy ra.

2⃣ Thúc đẩy trẻ cảm giác Tin tưởng và Quan trọng: Giúp trẻ cảm nhận được sự kết nối mạnh mẽ với cha mẹ và với gia đình.

3⃣ Giải pháp và hành động mang tính Hiệu quả lâu dài: Mục đích là để không chỉ ngăn chặn các hành vi bằng hình phạt (ngắn hạn) mà còn giúp trẻ phát triển các hành vi mới, tích cực, và có thể chấp nhận được thông qua các giải pháp và kiến thức.

4⃣ Dạy các Kỹ năng sống và Kỹ năng xã hội có giá trị để rèn luyện tính cách tốt: Khuyến khích trẻ tôn trọng, thể hiện sự quan tâm đến người khác, học cách giải quyết vấn đề, có trách nhiệm, đóng góp và hợp tác ở nhà, trường học và cộng đồng.

5⃣ Đề nghị trẻ Khám phá Năng lực của chúng và học cách sử dụng năng lực này một cách có hiệu quả.


🔘 Với các công cụ và khái niệm về Kỷ luật tích cực, con trẻ và cha mẹ có thể phát triển các kết nối có ý nghĩa và phấn đấu cho những tương tác mang tính hợp tác và tôn trọng mỗi ngày.


🔘 Kỷ luật tích cực tập trung vào: • Giải pháp không trừng phạt • Sự khuyến khích • Tương tác tôn trọng • Giao tiếp hiệu quả • Kết nối và Vui chơi • Xây dựng lòng tự trọng, năng lực và trao quyền


🔘 Các chuyên gia trong Phát triển và Tâm lý trẻ em ngày nay cho rằng, trẻ em có sợi dây liên kết với cha mẹ của chúng. Ngay từ khi sinh ra, con bạn đã tìm kiếm sự kết nối với bạn và kết nối đó càng mạnh mẽ, càng phản ứng nhanh với những lời dạy và hướng dẫn giúp con trưởng thành sau này.


* Biên dịch: Như Quỳnh * Nguồn: http://www.positiveparentingconnection.net/positive-discipline/

2,231 views

Recent Posts

See All
bottom of page