top of page

Mô hình NGŨ GIÁC trong nuôi dạy con cái tích cực

MÔ HÌNH “NGŨ GIÁC” TRONG NUÔI DẠY CON CÁI TÍCH CỰC: HƯỚNG TRẺ ĐẾN MỘT CUỘC SỐNG CÓ MỤC ĐÍCH


CẢM XÚC (Emotions)

Cảm xúc luôn là một khái niệm khó xác định và đo lường. Để tạo ra một môi trường và thói quen thực hành Cảm xúc trong trẻ, cha mẹ cần:

1. Cung cấp sự gắn bó an toàn với trẻ bằng tình yêu thương vô điều kiện.

2. Tạo một môi trường an toàn, lành mạnh và không phán xét trong các cuộc đối thoại cởi mở để thảo luận về cảm xúc bằng cách kết hợp các từ / cách diễn đạt phù hợp với mức độ chi tiết về cảm xúc.

3. Dẫn dắt bằng những ví dụ về việc áp dụng những thói quen lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như: Thực hành thở sâu, Tạo thói quen khi ngủ, Thiền, Chế độ ăn uống cân bằng, Vui chơi, Tập thể dục....

Khi cha mẹ và con cái thực hành những biện pháp can thiệp này, mức độ ý thức được nâng cao, trẻ sẽ tập trung vào giải pháp, và đưa ra quyết định mang tính xây dựng.


ĐIỂM MẠNH VĂN HÓA GIA ĐÌNH (Strengths Culture - SC)

Chúng ta sẽ hướng đến sự phát triển của văn hóa gia đình để nhận ra điểm mạnh của nhau, từ đó làm cho mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên bền chặt hơn, bằng cách học và thực hành Điểm mạnh tính cách – VIA Character Strengths.



MỐI LIÊN QUAN TÍCH CỰC (Positive Affectivity - PA)

Từ 02 yếu tố về Cảm xúc & Điểm mạnh ở trên, là nền tảng vững chắc để tạo ra một môi trường gia đình thuận lợi cho sự phát triển của trẻ, tạo nên mối quan hệ chất lượng giữa cha mẹ - con cái trong tương lai:

Khi trẻ tự tin và hiểu được khả năng của mình, trẻ sẽ nỗ lực không ngừng, đưa ra những lộ trình với sự lạc quan, bền bỉ.

Khi trẻ lớn lên ở tuổi vị thành niên, trẻ sẽ có xu hướng hướng ra bên ngoài, có các tương tác xã hội tốt, biết được mục tiêu phấn đấu cần đạt được với mức độ hài lòng cao.


TƯƠNG TÁC XÃ HỘI (Social Interaction - SI)

Như đã nói, nhờ yếu tố Positive Affectivity (PA) mà trẻ có chỉ số xã hội cao, như kết bạn, nâng cao hành vi xã hội, đóng góp cho các nhóm xã hội. Từ đó hiểu hơn về giá trị và ý nghĩa của làm việc nhóm, góp phần nuôi dưỡng và nâng cao khả năng đồng cảm – cộng hưởng với cảm xúc của người khác.


MỤC ĐÍCH (Purpose - P)

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng bằng cách cho trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận kích thích tư duy, đặt những câu hỏi liên quan và giúp chúng học tập tự định hướng, tìm kiếm một mục đích phù hợp và hữu ích.

Khi cha mẹ trao quyền cho trẻ thông qua việc tìm hiểu phản ánh, điều này củng cố việc tạo ra những con đường để trẻ theo đuổi Mục đích sống của mình trong thế giới hiện đại này, và những thực hành này sau đó đã được chứng minh là ở lại với trẻ, như một thói quen lành mạnh để trẻ cân bằng và phát triển cuộc sống.


* Biên dịch: Như Quỳnh

* Bắt đầu tìm hiểu Giáo dục tích cực với khoá học https://www.heary.edu.vn/giao-duc-dua-tren-diem-manh

153 views0 comments

Comments


bottom of page