1⃣ Điểm mạnh cá nhân
🔸 Peterson & Seligman (2004) đã phát hiện ra rằng 24 điểm mạnh cá nhân phổ biến trong những sự phối hợp khác nhau giúp mọi người phát triển một cách mạnh mẽ. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của thế mạnh nhân cách VIA. Trong suốt khóa học của mình, nhà tâm lý học Dave Levin tập trung chỉ ra 7 điểm mạnh bao gồm:
Can đảm
Lạc quan
Tự kiểm soát
Tò mò
Thông minh xã hội
Lòng biết ơn
Sự say mê
Dave Levin tin rằng những điểm mạnh này giúp học sinh có những kết quả tích cực nhất trong lớp học. Một bài tập thực tế được thực hiện, nơi những người tham gia có thể so sánh những điểm mạnh quan trọng nhất đối với họ từ vị trí của những nhà giáo dục và đối chiếu với những điều quan trọng nhất đối với học sinh của họ. Sau đó, tập trung vào việc phát triển các điểm mạnh cá nhân được xếp hạng cao nhất từ cả hai quan điểm.
2⃣ Cấu trúc vĩ mô
🔸 Levin, Duckworth, Dweck, Gable et al. (2014) trình bày khái niệm về các cấu trúc vĩ mô như các cấu trúc, các hệ thống và các thói quen được hoạch định chủ động (đã được tạo ra một cách rõ ràng hoặc ngấm ngầm) - với mục tiêu phát triển nhân cách. Ví dụ: các cấu trúc vĩ mô bao gồm các hoạt động ngoại khóa với trọng tâm là tập trung vào nhân cách, các buổi thực hành độc lập có cấu trúc dành cho học sinh hoặc các bài học với cả hai mục đích.
3⃣ Làm mẫu/ Làm gương
🔸“Trẻ em chưa bao giờ giỏi lắng nghe những người lớn tuổi của chúng, nhưng chúng chưa bao giờ thất bại trong việc bắt chước chúng ta - James Baldwin”.
🔸 Các nhà giáo dục nên luôn luôn nhớ rằng trước khi dạy trẻ nhân cách, họ phải đóng vai trò như một tấm gương sáng, có những hành vi mà ta mong muốn dạy cho trẻ. Bài tập so sánh điểm mạnh nhân cách đã đề cập ở trên, giúp các nhà giáo dục tham gia vào việc tự cải tiến trước khi lên kế hoạch cải thiện điểm mạnh nhân cách của học sinh. Hai phương pháp tiếp cận khác nhau giúp quá trình lập mô hình này là:
▪ Nhà giáo dục chia sẻ ba điều tốt đẹp đã diễn ra với mình ngày hôm nay.
▪ Nhà giáo dục sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để khuyến khích sự linh hoạt trong học sinh.
4⃣ Những khoảnh khắc “Vi mô/ Siêu nhỏ”
🔸 Nghiên cứu của Daniel Kahneman về việc ra quyết định, đã chỉ ra rằng ký ức của chúng ta dựa trên những khoảnh khắc nhỏ (thường dài vài giây) được chia thành ba loại tốt, xấu và trung lập. Kết quả cho thấy chúng ta nhớ những điều tốt đẹp và những khoảnh khắc xấu và ít có khả năng ghi nhớ những khoảnh khắc trung lập. Các nhà giáo dục trước đây luôn mong đợi cảm nhận, suy nghĩ và hành động 'tốt' trong lớp học để tạo ra những kỷ niệm tích cực cho học sinh. Dave trình bày mô hình các khoảnh khắc vi mô trong hình dạng của một tam giác, trong đó có ba cách để tăng khả năng của một khoảnh khắc cực nhỏ:
▪ Trả lời tích cực: Hãy chủ động với lời nói, ngôn ngữ cơ thể và giọng nói của bạn khi tham gia với học sinh. Bạn thậm chí có thể thử giảm từ NHƯNG và sử dụng nhiều từ TUY NHIÊN hơn khi đưa ra phản hồi.
▪ Giữ một tư duy tăng trưởng: Tập trung vào nỗ lực của học sinh, củng cố các chiến lược hiệu quả và lặp lại, khuyến khích học sinh chủ động tìm sự giúp đỡ.
▪ Sử dụng ngôn ngữ hành vi theo “Điểm mạnh nhân cách”: Thật tuyệt vời khi tích hợp ngôn ngữ của điểm mạnh tính cách - vui vẻ, say mê, tự chủ, lạc quan, trí thông minh xã hội, lòng biết ơn và sự tò mò - vào cuộc trò chuyện hàng ngày trong và ngoài lớp học.
5⃣ Phương pháp WOOP
🔸 WOOP là một công cụ được cung cấp bởi Character Lab cho phép học sinh thiết lập các mục tiêu có ý nghĩa. WOOP là viết tắt của quá trình: Xác định một ước mơ -> Tưởng tượng bức tranh kết quả -> Lường trước những trở ngại -> Lập kế hoạch để vượt qua chúng để có thể đạt được mục tiêu. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp học sinh đặt mục tiêu dựa trên mong muốn của họ và cách họ vượt qua những trở ngại để đạt được chúng.
6⃣ Bộ thẻ phát triển/ tăng cường điểm mạnh nhân cách
🔸 Thẻ phát triển điểm mạnh (CGC) là một công cụ khác được phát triển bởi Phòng nghiên cứu về Điểm mạnh nhân cách, với mục đích đánh giá. Nó giúp các nhà giáo dục nâng cao hiểu biết của học sinh về nhân cách của mình thông qua phản hồi thường xuyên và thiết lập mục tiêu.
🔸 Thẻ đánh giá này hữu ích trong việc thảo luận về những khác biệt điểm tương đồng giữa việc học sinh tự đánh giá về điểm mạnh nhân cách của mình và những gì giáo viên nhìn nhận, từ đó học sinh thay đổi và tiến bộ theo thời gian; đồng thời cho thấy những biến thể trong các môi trường, tình huống hoặc thiết lập lớp khác nhau. Sau khi thảo luận, giáo viên và học sinh cùng đặt một hoặc hai mục tiêu phù hợp. Điều quan trọng cần lưu ý là công cụ này không nên được sử dụng để chẩn đoán hoặc so sánh trẻ em. Hãy sử dụng nó để giúp trẻ tập trung vào sự phát triển của chính mình, và như là một sự khởi đầu của cuộc trò chuyện tích cực.
* Người dịch: Nguyễn Minh Thành dịch và tổng hợp.
* Bản quyền dịch: Cánh Diều Project
* Bắt đầu tìm hiểu Giáo dục điểm mạnh với khoá học https://www.heary.edu.vn/giao-duc-dua-tren-diem-manh
Comments