Như nhà tâm lý học Rick Hanson lưu ý, quá trình tiến hóa đã khiến não bộ của chúng ta, và cụ thể là hạch hạnh nhân, có khuynh hướng tiêu cực.“Chuông báo động của não bạn - hạch hạnh nhân - sử dụng khoảng 2/3 số tế bào thần kinh của nó để tìm kiếm tin xấu: nó đã sẵn sàng để chuyển sang tiêu cực.” - Rick Hanson.
Hãy cùng theo dõi 3 hành động can thiệp Điều Tử tế sau đây của trường Mindfulschools để giải quyết cho thiên kiến tiêu cực này. Đây là một Thử thách Tử tế kéo dài một tháng.
Thử thách Tử tế có ba lĩnh vực chính: 1. Chú ý đến hành động tử tế 2. Thực hiện hành động tử tế 3. Đối xử tốt với bản thân.
Mục tiêu: thúc đẩy các hành động tử tế trong lớp học và toàn trường, để giáo viên và học sinh trải nghiệm những lợi ích của việc chia sẻ hành động tử tế. Hành động tử tế có thể mang lại lợi ích cho người chia sẻ lòng tốt, người nhận, và cho bất kỳ ai chứng kiến những hành vi này.
Săn tìm “Lá Tử tế”
Hoạt động đầu tiên là suy nghĩ về Điều Tử tế ở trường. Để tham khảo, bạn có thể đọc cuốn “What Does It Mean To Be Kind?” của tác giả Rana DiOrio. Sau đó, phát cho mỗi lớp một túi giấy nhiều màu sắc cắt sẵn hình chiếc lá. Nói với học sinh rằng, mỗi khi thấy ai đó làm điều gì đó tử tế cho mọi người hoặc cho môi trường xung quanh, các em có thể viết hành động tử tế đó vào lá. Thử thách là xem lớp có thể thu thập được bao nhiêu chiếc lá Tử tế.
Các bạn biết không, lúc đầu, nhiều học sinh không quen với việc “tìm kiếm điều tốt đẹp”. Tuy nhiên, bằng việc làm mẫu của giáo viên, các học sinh đã sớm trở thành những thám tử nhân ái xuất sắc, và kết quả đã thu thập được hơn 100 chiếc lá vào cuối thử thách. Hơn thế, học sinh còn chia sẻ áp dụng hoạt động này tại nhà.
Nuôi dưỡng “Hoa Tử Tế”
Bắt đầu bài học này với một thực hành chánh niệm có hướng dẫn để nhận biết cảm giác của việc cho và nhận lòng tốt. Bạn có thể đọc cuốn “How Full Is Your Bucket? của tác giả Tom Rath để minh họa cách hành động tử tế có thể "lấp đầy thùng" của người cho và người nhận. Sau đó, lấy các ý tưởng từ hoạt động Lá tử tế và để học sinh chọn mục yêu thích của mình để tạo ra những “Bông hoa Tử tế”. Học sinh sẽ tập trung thực hiện những hành động tử tế này trong suốt thời gian thử thách.
Xỏ nên “Chuỗi Hạt Tử Tế"
Như một phần của sự tập trung vào lòng tốt, nhà trường cũng đề cập về tầm quan trọng của việc tử tế với bản thân. Các học sinh chia sẻ về việc bằng cách nào và khi nào chúng gặp khó khăn, điều này còn khó hơn việc chúng làm điều tốt với người khác. Thảo luận các ý tưởng về cách chúng ta có thể đối xử tốt với bản thân và điều gì khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn. Từ danh sách đó, chọn ra một hoạt động Hạt Tử Tế. Mỗi hạt biểu thị cho một hành động tử tế mà học sinh có thể làm cho chính mình. Khuyến khích học sinh thêm hạt vào Chuỗi hạt Tử tế để nhắc nhở các em quan tâm đến bản thân mình. Những hạt này có thể được treo trên chai nước, vòng thắt lưng, hoặc ba lô.
Cuối cùng, hãy nhớ và tin rằng, thiên kiến tiêu cực là một phần trong quá trình tiến hóa của con người, nhưng mỗi ngày chúng ta đều có cơ hội để thay đổi, bằng một hành động chân thành.
* Nguồn bài và ảnh: https://www.mindfulschools.org/.../tip-the-scale-of.../ * Biên dịch: Như Quỳnh
* Bắt đầu tìm hiểu Giáo dục tích cực với khoá học https://www.heary.edu.vn/giao-duc-dua-tren-diem-manh
Comments