Áp lực cuộc sống khiến chúng ta lo âu, căng thẳng, tức giận, nghi ngờ… Và khoa học đã chứng minh rằng những cảm xúc tiêu cực này gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Cụ thể:
1. Tức giận hại tim: Tức giận làm tiết ra các hormon co thắt mạch máu như adrenalien, noradrenaline và cortisol. Làm tăng cường các dòng máu đến não, đặc biệt là thùy trán (khu vực đảm nhiệm chức năng lý luận), máu dư thừa sẽ làm gián đoạn suy nghĩ của bạn. Dân gian vẫn hay có câu “giận quá mất khôn” lý do chính là hoạt động của thùy trán bị gián đoạn. Hơn nữa, việc mạch máu bị co thắt thường xuyên làm cho những người nóng tính dễ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành.
2. Lo lắng hại dạ dày: Lo lắng ảnh hưởng xấu tới dạ dày và lá lách.
Hầu hết những người lo lắng hoặc ám ảnh bởi điều nào đó thường gặp các vấn đề tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu hoặc viêm mãn tính dạ dày. Nặng hơn có thể gây đau ngực, huyết áp cao, suy giảm miễn dịch và các bệnh lý do lão hóa sớm.
3. Buồn rầu hại phổi: Trong số những cảm xúc mà chúng ta phải trải qua trong cuộc sống, có lẽ nỗi buồn là cảm xúc kéo dài lâu nhất. Buồn bã làm suy yếu phổi giảm oxy máu gây mệt mỏi và khó thở.
Buồn rầu làm rối loạn dòng máu đến phổi và phế quản dẫn tới mất sự nhịp nhàng trong trao đổi khí. Đó là một phần nguyên nhân dẫn tới bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhiều bệnh khác.
4. Căng thẳng hại gan: Gan được xem là phòng thí nghiệm hóa học của cơ thể. Các dưỡng chất sau khi vào cơ thể sẽ được gan tổng hợp thành những chất phù hợp cho từng cơ quan rồi theo dòng máu đến nơi phù hợp. Khi căng thẳng thì chức năng gan bị rối loạn không đáp ứng được nhiệm vụ tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể dẫn tới một loạt phản ứng ở các bộ phận khác như:
• Rụng tóc, hói đầu
• Loét miệng, khô miệng
• Mất ngủ
• Đau đầu, dễ cáu gắt
....
Ngoài ra căng thẳng còn dẫn đến các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, ăn nhiều, lười vận động..
5. Sợ hãi hại thận: Sợ hãi là một cảm xúc tiêu cực mà trên thực tế có thể che lấp bởi sự tự tin, lòng tin tưởng và niềm hạnh phúc. Các nhà khoa học quan sát thấy rằng, sợ hãi sẽ khiến cơ thể mất khá nhiều nước. Để bù đắp vào lượng dịch đã mất thì thận sẽ khởi phát cơ chế tái hấp thu nước tiểu. Tuy nhiên trong nước tiểu có 2 độc tố là ure và creatinin, 2 muối hữu cơ gây phá hủy không hồi phục các tế bào thận dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng thận, trên thận và chức năng sinh dục.
6. Sốc là một dạng rối loạn bệnh lý toàn thân: Sốc là một biểu hiện của chấn thương tinh thần đột ngột. Đây là một tình huống làm phá vỡ cân bằng cơ thể nghiêm trọng, khiến cho hệ thống thần kinh rơi vào trạng thái bị “mắc kẹt”. Thận và tim cũng bị ảnh hưởng bởi phản ứng cơ thể sau sốc sẽ là tình trạng sản xuất quá ngưỡng adrenaline gây co mạch, tăng huyết áp, tim đập nhanh.
Sốc thường khởi phát tại não và sẽ làm thay đổi các hoạt động điện thế của não bộ. Trên điện não đồ có thể thấy các sóng điện não bất thường tượng trưng cho sự phóng điện quá mức ở thùy trán, vũng não có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc.
Đôi khi, chúng ta không ý thức rõ cảm xúc chính xác mà mình đang trải qua, hoặc cố gắng tỏ ra mạnh mẽ để đè nén cảm xúc. Thật nguy hại khi chính những bất ổn đó âm ỉ gây hại đến sức khoẻ thể lý và tinh thần.
* Bài viết và ảnh: http://tinhhoa.net/cam-xuc-tieu-cuc-gay-hai-cho-suc.../amp
* Bắt đầu tìm hiểu Giáo dục tích cực với khoá học https://www.heary.edu.vn/giao-duc-dua-tren-diem-manh
Comments