Biết ơn” vs “Sòng phẳng"
Bạn không nên cảm thấy có nghĩa vụ phải trả ơn, đặc biệt trong các mối quan hệ thân thiết, việc “có vay có trả sòng phẳng” này thực sự có thể thúc đẩy cảm xúc tiêu cực giữa các đối tác. Và việc "trả ơn" nhanh chóng có thể báo hiệu sự khó chịu hoặc né tránh sự thân mật và tin tưởng.
“Biết ơn” vs “Tự trọng”
Khi bạn đạt được thành công, hãy cảm ơn những người đã giúp bạn. Nhưng cũng hãy nhớ ghi công cho bản thân mình. Nếu bạn cảm ơn mọi người trong khi coi thường sự chăm chỉ và tài năng của mình, bạn có thể đang nhầm lòng tự trọng với lòng biết ơn.
Biết ơn: số lượng hay chất lượng
Trong một nghiên cứu về việc ghi nhật ký về lòng biết ơn, những người theo dõi lòng biết ơn của họ 1 lần/tuần cho biết mức độ hạnh phúc tăng lên; trong khi những người theo dõi lòng biết ơn của họ 3 lần/tuần thì không. Việc cạn kiệt những điều thực tế để viết có thể phản tác dụng khiến mọi người cảm thấy họ không có nhiều điều để biết ơn.
Đừng mãi “biết ơn về những gì mình có, mà hãy…”
Hãy tưởng tượng như thế này, việc tập trung vào những gì bạn biết ơn cũng giống như là bạn đang phủ bóng lên trên những lá cờ đỏ. Việc bày tỏ sự tức giận về một vấn đề nghiêm trọng sẽ có lợi hơn — và có nhiều khả năng dẫn đến một giải pháp thực sự — hơn là chỉ tỏ ra biết ơn tích cực.
* Biên dịch: Như Quỳnh
----------------------
Tìm hiểu về Lòng Biết Ơn với khoá học của HEARY : https://www.heary.edu.vn/giao-duc-dua-tren-diem-manh
Comments